QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

 

Asc trans xin gửi đến các anh/chị quy định cụ thể về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thực phẩm chức năng dưới đây.
 
I. CÁC LỖI VI PHẠM CHỦ YẾU TRONG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

1. Quảng cáo thực phẩm chức năng có công dụng như thần dược, quảng cáo sai sự thật, lừa dối gây nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh cho người tiêu dùng.

2. Quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo, quảng cáo không đúng với nội dung được xác nhận.

3. Quảng cáo lợi dụng lời nói, hình ảnh của bác sỹ, dược sỹ, bệnh nhân để gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

4. Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe thiếu nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”

5. Quảng cáo bình bú, vú ngậm nhân tạo, sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi

 

II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

 

Nghị định 158/2013/NĐ – CP quy định cụ thể:

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: “Quảng cáo thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc”. 

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: “Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định”.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm;

b) Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: “quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. 

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi “Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo”

 

ANH/CHỊ CẦN HỖ TRỢ LÀM QUẢNG CÁO, KIỂM NGHIỆM VÀ CÔNG BỐ TPCN CHUẨN, HỢP LỆ, CHUYÊN NGHIỆP LIÊN HỆ MS NHUNG – 0352812752 (MOB/ZALO) ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN CỤ THỂ. 

 

 

error: Content is protected !!