BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Rúi ro trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa là điều không thể đoán trước được. Rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào. Nguyên nhân có thể là khách quan từ điều kiện tự nhiên, hoặc cũng có thể là nguyên nhân như bão, lũ lụt, cháy nổ, đâm va…

 

Điều này đặt ra thách thức lớn đối với Doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển, kinh doanh. Làm sao để hạn chế tối đa rủi ro, và tổn thất trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa? Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chính là giải pháp tối ưu giúp Doanh nghiệp giải quyết điều này. 

 

Vậy bảo hiểm hàng hóa là gì? Quy trình mua bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa?

 

1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA

1.1. BẢO HIỂM HÀNG HÓA LÀ GÌ?

 Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Theo đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người mua bảo hiểm nếu quá trình vận chuyển hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra. Với điều kiện những rủi ro được bồi thường phải thế hiện trong hợp đồng bảo hiểm mà hai bên đã ký.

 

1.2. BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU LÀ GÌ?

 Là sự cam kết bồi thường của đơn vị bảo hiểm đối với hàng hóa gặp thiên tai, rủi ro trong quá trình vận chuyển xuất nhập khẩu của Doanh nghiệp đã mua bảo hiểm.

 Trên thực tế, bảo hiểm xuất nhập khẩu chỉ có tác dụng giảm thiểu các tổn thất khi có sự cố xảy ra chứ không thể ngăn chặn các rủi ro. Tức là khi không may xảy ra sự cố trong quá trình xuất nhập khẩu, Doanh nghiệp mua bảo hiểm sẽ được bồi thường một khoản cụ thể dựa theo hợp đồng. Còn nếu không có bảo hiểm, tổn thất mà doanh nghiệp phải chịu là rất lớn.

 

2. CÁC LOẠI BẢO HIỂM XUẤT NHẬP KHẨU

 Theo nguyên tắc, Doanh nghiệp phải mua bảo hiểm hàng hóa trước khi có những rủi ro xảy ra, mà cụ thể là trước khi hàng hóa bắt đầu vận chuyển. Mỗi loại hàng hóa sẽ được vận chuyển theo một phương thức phù hợp nhất định. Vì vậy, bảo hiểm xuất nhập khẩu được phân thành các loại bảo hiểm khác nhau. Cụ thể:

 

– Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

– Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

– Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không

– Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường thủy.

 

 Đây là 4 loại bảo hiểm được sử dụng nhiều nhất và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong quá trình xuất nhập hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại. Mỗi loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập bằng các đường khác nhau đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Khách hàng cần căn cứ vào nhu cầu, khả năng tài chính và loại hình hàng hóa cần vận chuyển để có thể lựa chọn loại bảo hiểm sao cho phù hợp.

 

3. CÁC RỦI RO VÀ PHẠM VI BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU.

 Rủi ro dẫn tới tổn thất là không ai muốn. Tuy nhiên khách hàng cũng cần biết những mức tổn thất mà nếu có xảy ra thì sẽ được bồi thường phù hợp nhất. Những tổn thất này cũng là một phần của quy định và thỏa thuận giữa bên cung cấp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Bên cạnh những tổn thất được hai bên ký hợp đồng sẽ có những tổn thất khác được quy định sau khi thống nhất giữa hai bên.

 

3.1 CÁC LOẠI RỦI RO TRONG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

a) Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Rủi ro này được chia thành 2 loại là rủi ro chính và rủi ro phụ.

– Rủi ro chính là những rủi ro có mức độ xảy ra thường xuyên và được bảo hiểm trong mọi điều kiện bảo hiểm như:

  • Rủi ro chìm tàu: là hiện tượng mà con tàu chìm hẳn xuống nước. Hậu quả là quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa bị hủy bỏ hoàn toàn và hàng hóa bị hư hại hết.
  • Rủi ro cháy: là hiện tượng xảy ra cháy nổ do kỹ thuật hay hàng hóa chứa trên tàu bị bốc cháy. Tuy nhiên công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cho trường hợp cháy do nguyên nhân khách quan.
  • Rủi ro mắc cạn: là hiện tượng mà con tàu đi vào chỗ nước cạn. Đáy vô tình chạm các chướng ngại vật hoặc đáy biển cần sự hỗ trợ để thoát ra

– Rủi ro phụ: là những rủi ro ít khả năng xảy ra như hàng hóa bị hư hỏng, rách, cong vênh, hấp hơi, ẩm mốc, mất mùi chỉ được bảo hiểm trong những hợp đồng mở rộng.

 

b) Rủi ro phải bảo hiểm riêng:

 Là những rủi ro bị loại trừ đối với các điều kiện tiêu chuẩn nếu người mua bảo hiểm muốn hàng hóa của mình được bảo hiểm tuyệt đối: rủi ro chiến tranh, rủi ro đình công…

 

c) Rủi ro loại trừ:

 Là những rủi ro không được bảo hiểm với trong các trường hợp sau:

  • Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đối tượng bảo hiểm.
  • Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì đầy đủ hoặc không thích hợp.
  • Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân là chậm trễ, cho dù chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên.
  • Mất mát, hư hỏng do nội tỳ. Theo đó nội tỳ được định nghĩa là những tỳ vết xảy ra do bản chất hàng hóa. Như côn trùng, vi khuẩn, vi sinh, cấu tạo,… dẫn tới thối rữa, sinh nhiệt, mối mọt,..
  • Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu vốn về mặt tài chính chủ tàu, người quản lý tàu, người thuê tàu.
  • Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến tranh nào có dùng đến năng lượng, hạt nhân.
  • Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kỳ người nào.

 

3.2. PHẠM VI BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP

 Có nhiểu rủi ro nên thông thường các hợp đồng bảo hiểm sẽ có một phạm vi bảo hiểm nhất định.

 Phạm vi bảo hiểm xuất nhập khẩu: Là giới hạn các mức rủi ro của hàng hóa mà bảo hiểm có thể chi trả. Đây cũng chính là căn cứ để xác định trách nhiệm của công ty bảo hiểm khi xảy ra rủi ro. Phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ thể hiện những trường hợp nào công ty bảo hiểm sẽ phải đứng ra chi trả khi xuất hiện rủi ro.

 Hàng hóa sẽ có những điều kiện bảo hiểm xuất nhập khẩu trong hợp đồng bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm càng lớn thì những rủi ro trong diện được bảo hiểm càng nhiều, kéo theo chi phí bảo hiểm càng lớn.

 

4. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

4.1. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM XUẤT NHẬP KHẨU

 Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một văn bản trong đó có các điều khoản cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm nếu quá trình xuất nhập khẩu xảy ra các rủi ro mất mát, thiệt hại. Mỗi đơn vị bảo hiểm sẽ có một mẫu hợp đồng bảo hiểm xuất nhập khẩu riêng. Với cách trình bày, mức giá cũng như các điều khoản khác nhau chứ không có mẫu chung cho tất cả hợp đồng bảo hiểm.

 

 Hợp đồng bảo hiểm xuất nhập khẩu thường xuyên có khối lượng lớn vận chuyển và được chia làm nhiều chuyến xuất và nhập khẩu.

 

 Hợp đồng bảo hiểm thường có 2 mục chính:

  • Một phần gồm các thông tin về người bảo hiểm, người được bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm.
  • Phần còn lại là hợp đồng nguyên tắc in sẵn các quy định cơ bản về bảo hiểm, các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,.. 

 

 Hợp đồng bảo hiểm xuất nhập khẩu chia thành 2 loại: hợp đồng bảo hiểm chuyển và hợp đồng bảo hiểm bao.

  • Hợp đồng bảo hiểm chuyển là hợp đồng các tác dụng trên từng tuyến hàng. Có nghĩa mỗi hợp đồng sẽ chỉ có giá trị với một chuyến hàng. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm sẽ hết khi hàng từ kho công ty vận chuyển đến kho công ty nhận hàng vận chuyển
  • Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm được áp dụng trên nhiều chuyến hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Các công ty thường xuyên xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ dùng loại hợp đồng bảo hiểm này thường xuyên hơn.

 

4.2. CÁC NỘI DUNG TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU:

  • Giá trị bảo hiểm xuất nhập khẩu là giá trị thực tế của lô hàng bao gồm: giá hàng hóa, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác. Được xác định bằng công thức:   V = C + I + F

Trong đó: V là giá trị bảo hiểm của hàng hóa 

               C là giá trị hàng hóa tại cảng đi

               I là phí bảo hiểm

               F là cước phí vận tải

 Tuy nhiên ngoài giá trị hàng hóa người bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho cả khoản lãi dự tính do việc xuất nhập khẩu mang lại. Khi xuất nhập khẩu theo giá CIF hoặc CIP thì cách tính bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ thêm 10% lãi dự tính và được xác định theo công thức:

              V = 110% * CIF hoặc V = 110% * CIP 

              CIF = (C + F)/(1-R) (Trong đó R là tỷ lệ phí bảo hiểm)

  • Số tiền bảo hiểm xuất nhập khẩu: là khoản tiền cụ thể được ghi trong đơn bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường cảu người bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm.
  • Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm:

 Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả để bồi thường khi có tổn thất khi có tổn thất do các loại rủi ro đã thỏa thuận gây nên

 Cách tính phí bảo hiểm xuất nhập khẩu sẽ dựa trên tỷ lệ phí bảo hiểm và phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm hoặc trị giá bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm xuất nhập khẩu thường xuyên được xem xét, điều chỉnh định kỳ trên cơ sở những tổn thất của người được bảo hiểm trong kỳ trước và tình hình thực tế.

 Phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được tính bằng công thức sau:

+ Nếu A<V thì ta có công thức: I=R*A

+ Nếu A>V thì ta có công thức: I+R*V

 Trong đó: R là tỷ lệ phí bảo hiểm

                V là giá trị bảo hiểm

                A là số tiền bảo hiểm

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì cách tính phí bảo hiểm xuất nhập khẩu được tính theo công thức:

 I = R*CIF

 CIF = C + R/1-R

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam theo giá CIF và mua bảo hiểm trong nước theo công thức:

 A = C + F/ 1-R*(1+a)

 Trong đó: a là phần trăm lãi dự tính

 Bên cạnh những nội dung về giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm còn có những nội dung phụ. Như: nguyên tắc chung, phạm vi trách nhiệm, việc đóng gói hàng, loại phương tiện vận chuyển, phương thức thanh toán… Một bản hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cần có những nội dung chi tiết và rõ ràng. Người mua bảo hiểm hàng hóa thông qua những nội dung để có một hợp đồng đem lại lợi ích cho mình.

 

5. QUY TRÌNH THỦ TỤC MUA BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU:

– Bước 1: Gửi yêu cầu bảo hiểm

 Doanh nghiệp có nhu cầu mua bảo hiểm thì liên hệ với công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho DN

 Giấy yêu cầu bảo hiểm thường gồm các nội dung sau:

  • Thông tin người mua bảo hiểm
  • Thông tin về hàng hóa được bảo hiểm
  • Yêu cầu bảo hiểm
  • Các chứng từ đính kèm
  • Phần kê của công ty môi giới
  • Nghiệp vụ của công ty, doanh nghiệp bảo hiểm

– Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin vào giấy yêu cầu bảo hiểm

– Bước 3: Công ty, doanh nghiệp mua bảo hiểm gửi bản sao của giấy yêu cầu bảo hiểm đến công ty bảo hiểm theo yêu cầu

– Bước 4: Công ty bảo hiểm gửi hợp đồng bảo hiểm lại cho công ty, doanh nghiệp mua bảo hiểm xuất nhập khẩu

– Bước 5: Công ty, doanh nghiệp sau khi nhận được hợp đồng mua bảo hiểm thì xem xét thật kỹ hợp đồng, nếu đồng ý thì ký xác nhận và hợp đồng bảo hiểm. Công ty bán bảo hiểm sẽ gửi bảng thu phí cho dịch vụ

– Bước 6: Khách hàng mua bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm xuất nhập khẩu

 

LƯU Ý KHI MUA BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU: 

  •  Người mua bảo hiểm xuất nhập khẩu phải chú ý đến điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng, điều kiện bảo hiểm quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng
  • Chú ý đến các chi phí và số tiền bảo hiểm là bao nhiêu
  • Bảo hiểm xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thường áp dụng với hàng hóa thông thường nhưng không gồm các loại hàng hóa như than, dầu chở rời, đồ đông lạnh, thịt đông lạnh
  • Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với loại hàng hóa xuất nhập khẩu với doanh nghiệp
  • Nơi nhận bồi thường nếu tổn thất hàng hóa không may xảy ra
  • Nắm chắc các điều khoản loại trừ. Mỗi gói bảo hiểm đều có những điểm loại trừ vô cùng chi tiết nên bạn cần xem xét thật kỹ trước khi ký hợp đồng
error: Content is protected !!