QUY TRÌNH LÀM HẢI QUAN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU
Anh chị cần hỗ trợ vui lòng liên hệ 0388897575
Bước 1: Kiểm tra tên hàng hóa có phải hàng hóa cần xin giấy phép nhập khẩu hay kiểm tra chuyên ngành không ?
Một số loại giấy phép và kiểm tra chuyên ngành thường gặp: Giấy phép nhập khẩu Bộ y tế, Giấy phép nhập khẩu Bộ thông tin và truyền thông, kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, kiểm dịch thực vật, động vật, Công bố ATVSTP, tự công bố….
Lưu ý: Cần kiểm tra kĩ hàng cần xin giấy phép trước rồi mới được nhập về hay khi về xin giải phóng hàng/mang hàng về bảo quản rồi mới cần hoàn thiện chứng từ. Tránh hàng về không làm được hải quan, phát sinh phí lưu kho, hoặc bị buộc xuất trả do xin giấy phép mất thời gian + yêu cầu nhiều
Bước 2: Chuẩn bị chứng từ khai tờ khai hải quan bao gồm:
– Hợp đồng
– Invoice / Packing list
– C / O ưu đãi (nếu có)
– Bill of Lading (B/L)
Một số chứng từ khác:
– Thông báo hàng đến (Arrival Notice)
– Hóa đơn cước, Local Charges (nếu có)
– Catalogue hàng hóa (nếu có)
– Giấy giới thiệu
– Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Bước 3: Kiểm tra đối chiếu thông tin, số liệu của các chứng từ đã khớp nhau chưa để đảm bảo tính thống nhất và chính xác
Thứ tự ưu tiên kiểm tra: Giấy phép nhập khẩu, C/O gốc ưu đãi thuế, Commercial Invoice, Bill of Lading, Contract, các chứng từ khác,…
Đặc biệt đối với các lô hàng có CO ưu đãi thuế nhập khẩu ( E, D, AK, AJ, VJ,…) phải đảm bảo chính xác 100% từng câu chữ, số liệu, con dấu. Vì chỉ cần sai một lỗi nhỏ không nằm trong quy định cho phép là CO không được áp dụng và không được hưởng ưu đãi thuế.
Có thể tham khảo những chi tiết cần đối chiếu như:
Kiểm tra số và ngày hợp đồng invoice, packing, bill
Kiểm tra điều kiện giao hàng
Kiểm tra thông tin chi tiết trên các chứng từ để xem xét tính hợp lệ (Thông tin shipper, Consignee, đơn giá, trị giá, số lượng, số kiện, số kg, xuất xứ, phương thức thanh toán, ETA, cảng dỡ hàng, kho dỡ hàng,…)
Bước 4: Khai và truyền tờ khai hải quan
06 Tiêu chí hủy tờ khai:
Mã loại hình
Mã phân loại hàng hóa
Mã hiệu phương thức vận chuyển
Cơ quan hải quan
Mã người nhập khẩu
Mã đại lý hải quan
Nếu sai một trong 6 tiêu chí này buộc phải hủy tờ khai
Bước 5: Xuất trình hồ sơ hải quan
-Tờ khai luồng Xanh:
Hệ thống đã thông quan, nộp thuế (nếu có) và đến hải quan giám sát làm thủ tục thanh lý, nhận hàng.
-Tờ khai luồng Vàng: Hải quan kiểm tra chứng từ được đính kèm trên hệ thống V5. Trường hợp lô hàng có giấy phép nhập khẩu, hoặc CO gốc ưu đãi thì xuất trình bản gốc theo quy định
-Tờ khai luồng Đỏ:
Tương tự như luồng Vàng, Chi cục Hải quan sẽ kiểm tra bộ chứng từ đã đính kèm trên hệ thống V5.
Sau đó, khi hồ sơ và tờ khai đã hợp lệ, hải quan tiếp nhận sẽ chuyển sang bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa (thường gọi tắt là “kiểm hóa”).
Trong quá trình kiểm tra tại hiện trường trực tiếp, nếu hải quan phát hiện thấy sai sót trong khai báo thì tùy theo mức độ mà bị xử lý.
Sau khi đã có tờ khai thông quan/ giải phóng hàng/ mang hàng về bảo quản, việc bạn cần làm cuối cùng là in mã vạch tờ khai từ website của tổng cục hải quan và làm nốt thủ tục tại cửa khẩu nhập khẩu để nhận hàng.
Các tờ khai trạng thái giải phóng hàng/ mang hàng về bảo quản, doanh nghiệp sẽ bổ sung kết quả kiểm tra chuyên ngành cho cơ quan hải quan, hoặc các thủ tục cần thiết tùy theo từng lô hàng cụ thể để thông quan lô hàng đúng thời gian quy định.