THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỰC VẬT
Điều kiện nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cần có:
- Giấy phép Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Thực phẩm nhập khẩu ngày càng tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng cao cùng với sự phát triển của nền kinh tế và chất lượng đời sống ngày càng được cải thiện hơn. Để đáp ung nhu cầu của thị trường hiện nay thì việc nhâp khẩu thực phẩm đang là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nhưng việc nhập khẩu thực phẩm đang là vấn đề nan giải mà các doanh nghiệp gặp phải đó là cần chuẩn bị những chứng từ gì khi nhập khẩu? Cách thức làm như thế nào? Cần những chứng từ gì?
Thực phẩm nhập khẩu có 2 nhóm chính là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Bài viết này minh xin chia sẽ về thủ tục nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
Thủ tục Công bố thực phẩm nhập khẩu (Xin Giấy phép Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm)
Sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy. Còn sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
a) Hồ sơ đối với nhập khẩu thực phẩm (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng), bao gồm:
– Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP;
– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c ban hành kèm theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP;
– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
– Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện àn toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
Các bước thực hiện xin giấy phép nhập khẩu và kiểm dịch thực vật
- Đối với hàng nhập khẩu bạn có thể lên trang web https://vnsw.gov.vn/ và http://www.kdtv2.com/mot-cua-quoc-gia để tham khảo nhé.
- Sau khi tiến hành các bước theo quy trình, lô hàng của bạn sẽ được cấp:
Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Sau khi thủ tục, thu phí, lấy và kiểm tra mẫu đạt yêu cầu, trong vòng 24 giờ, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp Giấy kiểm dịch cho lô hàng của bạn.
Nội dung chính của giấy này có thông tin như:- Tên và địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu
- Số lượng và loại bao bì
- Nơi sản xuất
- Tên và khối lượng sản phẩm
- Tên khoa học của thực vật v.v…
Thủ tục khai báo hải quan nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật bao gồm các chứng từ như sau:
- Tờ khai Hải quan nhập khẩu
- Bill of lading (Vận đơn đường biển)
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Sale Contract (Hợp đồng thương mại)
-
Giấy phép Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
- Certificate of Origin (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) nếu có