1. Định nghĩa về phần mềm, phương tiện chứa phần mềm, chứa mã bản quyền key license
Theo khoản 5, 6 điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC
Phần mềm là các dữ liệu, chương trình hoặc hướng dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác khi chuyển tải vào một thiết bị xử lý dữ liệu thì có khả năng làm thiết bị đó thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Các sản phẩm âm thanh, phim hoặc hình ảnh không được coi là phần mềm theo quy định này.
Phương tiện trung gian là đĩa mềm, đĩa CD, đĩa DVD, băng từ, thẻ từ, ổ cứng ngoài hoặc bất kỳ vật thể nào lưu giữ được thông tin, được sử dụng như một phương tiện lưu giữ tạm thời hoặc để chuyển tải phần mềm. Để sử dụng, phần mềm được chuyển, cài đặt hoặc tích hợp vào thiết bị xử lý dữ liệu. Phương tiện trung gian không bao gồm các mạch tích hợp, vi mạch, bán dẫn và các thiết bị tương tự hoặc các bộ phận gắn vào các bảng mạch hoặc thiết bị đó.
2. Nhập khẩu Phần mềm – password cho phép sử dụng phần mềm có phải xin Giấy phép nhập khẩu hoặc Kiểm tra chuyên ngành không?
Nhập khẩu đĩa CD, DVD, USB… nhưng không chứa, ghi nội dung vui chơi giải trí, văn hóa thì không phải xin giấy phép nhập khẩu.
Căn cứ pháp lý:
– Điểm 3 công văn số 933/BVHTTDL-KHTC ngày 18/03/2015.
– Phụ lục I kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014.
3. Trị giá tính thuế nhập khẩu phần mềm, phương tiện chứa phần mềm, chứa mã bản quyền key license:
– Trường hợp nhập khẩu phần mềm, password bản quyền chứa trong các phương tiện trung gian như đĩa CD, DVD, USB hoặc tờ giấy… trên hóa đơn, hợp đồng ĐÃ tách riêng giá trị vật chủ và phần mềm thì trị giá tính thuế chỉ tính trên trị giá của vật chủ.
– Trường hợp trên hoá đơn không tách riêng trị giá của vật chủ và phần mềm thì trị giá tính thuế bao gồm cả trị giá phần mềm.
Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT—BTC về Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có chứa phần mềm:
a) Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian có chứa phần mềm là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu, không bao gồm trị giá của phần mềm dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu mà nó chứa đựng nếu trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
b) Trị giá hải quan là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả trị giá phần mềm và chi phí để ghi hoặc cài đặt phần mềm vào hàng hóa nhập khẩu, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
b.1) Trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm không được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
b.2) Trị giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phần mềm có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;
b.3) Phần mềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hóa nhập khẩu không phải là phương tiện trung gian.”
4. Khai báo trên Tờ khai Hải quan nhập khẩu đĩa CD, DVD, USB… chứa phần mềm hoặc tờ giấy, thẻ nhựa… chứa mã bản quyền key license….(Hướng dẫn mới nhất của CCHQ CPN):
– Khai báo mã HS của phần mềm theo mã HS code của vật chủ chứa phần mềm.
– Thuế NK phần mềm: nhập mã XNK90 “Miễn / giảm / không chịu thuế nhập khẩu”.
– Thuế GTGT phần mềm: nhập mã VK900 “Miễn / Giảm / Không chịu thuế và thu khác”.
5. Hồ sơ Hải quan nhập khẩu đĩa CD, DVD, USB… chứa phần mềm hoặc tờ giấy, thẻ nhựa… chứa mã bản quyền key license….
– Hồ sơ như bình thường. Lưu ý: trên hóa đơn thương mại, hợp đồng PHẢI thể hiện riêng biệt trị giá của vật chủ và trị giá của phần mềm, vật chứa mã bản quyền…
6. Hồ sơ nhập khẩu PHẦN MỀM Y TẾ
– Hồ sơ nhập khẩu Phần mềm y tế như bộ hồ sơ hải quan như nhập khẩu phần mềm thông thường.
– Đối với phần mềm y tế theo khoản 8 Điều 3, Nghị định 98/2021/NĐ-CP : Không áp dụng các quy định về phân loại, cấp số lưu hành, công bố đủ điều kiện mua bán đối với Phần mềm sử dụng cho TTBYT
Anh chị cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục nhập khẩu PHẦN MÊM liên hệ em 0975.462.608 (Zalo/Mob) – Ms Minh Anh.
ASC TRANS- FULL DỊCH VỤ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG, MỸ PHẨM.