Quy định về ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Quy định về ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Nhãn hàng hóa là gì?

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa. Bao gồm:

– Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa

– Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp

Các nội dung quy định bắt buộc phải ghi trên nhãn

Ngoài việc phải thực hiện quy định ghi nhãn đối với thực phẩm bao gói sẵn về tên sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm và các nội dung quy định ghi trên nhãn quy định tại Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNTBCT,  việc ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn phải tuân thủ các quy định sau:

1. Công bố khuyến cáo về nguy cơ, nếu có.

2. Tên sản phẩm và các nội dung trên nhãn phải phù hợp nội dung đã công bố và các tài liệu kèm theo trong hồ sơ công bố sản phẩm.

3. Ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe” trên phần chính của nhãn để phân biệt với thực

phẩm thông thường và thuốc.

4. Khi lấy thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ ở bên cạnh hoặc dưới tên sản

phẩm trên phần nhãn chính và trong thành phần cấu tạo ở nhãn sản phẩm nội dung sau:

a) Hàm lượng hoạt chất trong thành phần đó nếu định lượng được; hoặc

b) Hàm lượng thành phần đó nếu không định lượng được hoạt chất trong thành phần.

5. Không ghi cơ chế tác dụng trên nhãn sản phẩm.

6. Phải ghi cụm từ “Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế

thuốc chữa bệnh” ngay sau phần ghi nhãn về công dụng của sản phẩm hoặc cùng chỗ với các

khuyến cáo khác nếu có. Cụm từ này phải có màu tương phản với màu nền của nhãn và chiều

cao chữ không được thấp hơn 1,2 mm, đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi

nhãn nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm.

Hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa

Các hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa

Căn cứ Nghị định 119/2017/NĐ-CP thì có một số hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa như sau:

Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa

– Hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết

các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa;

– Hàng hóa có nhãn ghi trên định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn

vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

– Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi

không đúng các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy

định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

– Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt

Mức phạt khi vi phạm về nhãn hàng hóa

Tùy theo từng hành vi và giá trị hàng hóa mức phạt có thể từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra

còn có một số biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc thu hồi sản phẩm, buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy

hàng hóa có nhãn hàng hóa vi phạm

 

ASC TRANS – HỖ TRỢ FULL CÁC DỊCH VỤ

Hàng y tế, TPCN, Mỹ phẩm

Liên hệ Ms Huyền Như – 0368907239

Mail: huyenct@asctrans.com.vn

 

 

 

 

error: Content is protected !!