HÀNG HÓA NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH VẪN THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NHÀ NƯỚC

HÀNG HÓA NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH VẪN THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NHÀ NƯỚC

 

Ngày 12/06/2020 Cục Giám sát Quản lý về Hải Quan có ban hành công văn số 2410/GSQL-GQ1 gửi Cục Hải quan Thành phố Cần Thơ trong đó có nội dung:

“Hiện nay, do chưa có quy định về loại hàng hoá khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) vẫn phải thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP cho đến khi có quy định của pháp luật về loại hàng hoá này”

Nội dung nêu trên đã thống nhất phương thức thực hiện thủ tục cho “hàng hoá khác không nhằm mục đích kinh doanh” nhập khẩu theo loại hình H11 mà trước đây đã được thực hiện không giống nhau tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác nhau.

Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính có định nghĩa chi tiết về hàng hoá “phi mậu dịch” và loại hình “tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch” tuy nhiên thông tư này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng các phiên bản Thông tư khác của Bộ Tài chính “HƯỚNG DẪN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN“. Thông tư hiện hành là Thông tư số 80/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 không có quy định về “hàng hoá phi mậu dịch” hoặc “loại hình nhập khẩu phi mậu dịch” do đó xảy ra tình trạng lúng túng khi Nghị định 74/2018/NĐ-CP có quy định hàng hoá “loại hình phi mậu dịch” được miễn kiểm tra chất lượng nhà nước về hàng hoá nhập khẩu, nhưng không có văn bản luật hoặc dưới luật nào khác (còn hiệu lực) định nghĩa hoặc hướng dẫn chi tiết về loại hình này để thực hiện theo.

Việc áp dụng kiểm tra nhà nước đối với chất lượng “hàng hoá khác không nhằm mục đích kinh doanh” là đúng theo quy định hiện hành song có thể gây ra một số tình huống dở khóc dở cười như dưới đây:

1. Doanh nghiệp nhập khẩu một sản phẩm về làm mẫu để tiếp thị hoặc để tự sử dụng, phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 4:2009 và SĐ 1:2016. Nhưng sau khi thực hiện kiểm tra chất lượng (thử nghiệm và hợp quy) thì sản phẩm mẫu đã bị phá huỷ trong quá trình thử nghiệm. Kết cục là doanh nghiệp hoàn tất thủ tục nhưng mẫu thì không còn :). Do vậy các doanh nghiệp nên nhập khẩu ít nhất 2 sản phẩm mẫu.

2. Hiện tại chi phí thử nghiệm và chứng nhận hợp quy là tương đối cao, trong một số trường hợp thì chi phí kiểm tra chất lượng có thể gấp nhiều lần so với giá trị sản phẩm (VD điện thoại có chi phí kiểm tra chất lượng 15 – 40tr tuỳ theo thông số kỹ thuật cho 1 model)

Bên cạnh thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước đối với hàng hoá nhập khẩu, các thủ tục, giấy phép dưới đây cũng không được miễn đối với hàng hoá nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại hoặc tự sử dụng:

1. Kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu.

2. Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng.

3. Giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.

 

HÀNG HÓA NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH VẪN THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NHÀ NƯỚC

error: Content is protected !!