TỔNG HỢP SAI LẦM PHỔ BIẾN MẤT 3-7TR KHI NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ VÀ CÁCH KHĂC PHỤC P1
Tổng hợp kinh nghiệm làm hơn 300 loại thiết bị y tế và phụ kiện khác nhau từ năm 2011, dưới đây là những sai lầm hay mất tiền phổ biến khi nhập khẩu thiết bị y tế và cách khắc phục :
1. Hàng tạm xuất đi sửa chữa hoặc tạm nhập về Demo sai số Series hoặc quá hạn tái nhập, tái xuất hoặc bị phạt do hàng không xin giấy phép Bộ công thương : Bị mất tiền 2 – 3tr hoặc 3 – 7tr tùy lỗi ( nặng nhất là ko xin giấy phép bộ công thương ) hoặc không mở tờ khai đúng loại hình tạm nhập tái xuất – tạm xuất tái nhập, đến lúc về không tái nhập được do hàng là hàng cũ.
=> Khắc phục :
– Về số series : Phải chụp ảnh tem nhãn hàng và khai đúng số series trên tem nhãn hàng ( Cái này vô cùng quan trọng vì là cơ sở để xác định miễn thuế cho hàng mình tái nhập hoặc tái xuất đúng cái máy mình tạm xuất hoặc tạm nhập trước đó )
– Về Quá hạn tái xuất, tái nhập : Tất nhiên là phải note lại lịch, nếu đến hạn mà chưa xong việc thì phải làm gia hạn nhé
– Về Xin giấy phép tạm xuất tái nhập, TNTX : Phải có giấy phép cho những hàng cũ hết bảo hành, TH hàng thuộc TT30 thì phải có GPNK TT30 còn hạn.
2.Hàng hệ thống y tế chú ý phải làm danh mục đồng bộ thì mới áp được mã thuế đồng bộ theo máy chính nếu không phải áp mã lẻ từng bộ phận thì thuế nhập khẩu và VAT lên tương đối cao: Ví dụ hệ thống máy gia tốc, hệ thống lò đốt rác, hệ thống khí y tế :
=> Khắc phục : Nghiên cứu phương án làm đồng bộ trước khi nhập khẩu, tránh tình trạng hàng về phát sinh phí lưu kho và chậm thời gian thông quan vì hàng hệ thống thường là hàng có khối lượng lớn và cần gấp ( do làm thủ tục cũng mất thời gian làm và duyệt mất 3 – 7 ngày làm việc )
3.Hàng có máy chính và phụ kiện phải gộp giá vào máy chính: Như hàng máy nội soi gồm máy và các ống camera nội soi, hàng monitor theo dõi bệnh nhân, hàng máy ly tâm.. Nếu phụ kiện tiêu chuẩn mà nhà sản xuất tách giá riêng phụ kiện thì nên gộp hết lại thành 1 giá để áp chung 1 mã thuế.
=> Chú ý nếu nhập thêm phụ kiện ngoài bộ đó thì số lượng thêm 1,2 cái thì còn được, nếu nhiều hải quan sẽ không cho và khi khai gộp giá của máy sẽ đội lên, đến khi nhập các lô sau mà ko thêm phụ kiện giá sẽ thấp, và sẽ bị gọi lên nộp thuế bổ sung cho lô giá thấp đó
4. Hàng xin GPTT 30 : Chú ý khi xin GPNK thông tư 30 hay bị sai và bị đẩy về mất thời gian ở mẫu ủy quyền không đúng mẫu, tên hàng trên danh mục xin GP không giống với trên CFS, một hoặc vài mục hàng trên đơn xin không thuộc thẩm quyền vụ TTB, Thiếu giấy tờ so với bộ hồ sơ, ISO hoặc CFS hoặc Ủy quyền hết hạn, Ủy quyền hoặc CFS không có dấu lãnh sự quán, CFS không có giá trị xuất khẩu mà chỉ lưu hành nội địa ( Phổ biến cho hàng sản xuất tại trung quốc )
=> Khắc phục : Phải check thật kỹ hồ sơ đúng mẫu và đủ đầu mục, TH mã nào không thuộc vụ thì phải bỏ ra ngay đừng cố cho vào tránh bị trả về ( Nhất là giấy phép cho các hóa chất xét nghiệm hay có vài mục không thuộc Vụ TTB bị trả về )
5. Trước khi nhập hàng về phải check xem thủ tục nhập hàng đó có phải phân loại không ?phân vào loại gì, thuộc TT30 ko? Có phải loại A không ( thì phải xin thêm công bố ) VAT sẽ được 5% hay 10% => Nếu cứ nhập về thì sẽ không nhập được và còn bị phạt nếu mở tờ khai mà hàng không có giấy phép, buộc phải tái xuất và bị phạt tiền từ 10 – 20tr.
————————–
SỐ 1 DỊCH VỤ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TẠI VIỆT NAM
Các dịch vụ cung cấp :
– PHÂN LOẠI TBYT ( CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ )
– LƯU HÀNH BCD
– CÔNG BỐ LOẠI A VÀ TẤT CẢ CÁC LOẠI CÔNG BỐ KHÁC
– GPNK TT30
– CÔNG BỐ ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TBYT BCD
– HẢI QUAN THIẾT BỊ Y TẾ
– VẬN CHUYỂN AIR / SEA EXW , FOB VỀ VIỆT NAM
☎️ Mob: 0812030199 (zalo) – Ms Lan Anh
????Mail: lananhnt@asctrans.com.vn
????Group zalo hỗ trợ thủ tục NK: https://zaloapp.com/g/
????Group trao đổi mua bán TBYT: https://www.facebook.com/