Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu máy in

Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu máy in

Các loại Thiết bị in sau đây khi nhập khẩu phải có giấy phép

  1. Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số có tốc độ trên 60 tờ/phút A4 hoặc có khổ in trên A3;
  2. Máy in sử dụng công nghệ in ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress;
  3. Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.

Doanh nghiệp tra cứu danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm theo Thông tư số 22/2018/TT-BTTTT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem máy in/ thiết bị in của đơn vị có thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu hay không.

Thủ tục nhập khẩu máy in – thiết bị in:

Xin giấy phép nhập khẩu thiết bị in

Làm thủ tục hải quan

Thông quan hàng hóa

Các đối tượng được cấp phép nhập khẩu máy in

Theo quy định cũ thì có 2 đối tượng được phép nhập khẩu máy in đó là các đơn vị hoạt động về ngành in hoặc các đơn vị kinh doanh:

  • Các đơn vị hoạt động về ngành in có tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in hoặc giấy phép hoạt động ngành in
  • Các đơn vị kinh doanh máy móc, thiết bị ngành in để buôn bán
    Hộ kinh doanh máy in
  • Cá nhân nhập khẩu máy in phục vụ nghiên cứu

Tuy nhiên, theo quy định hiện nay của nghị định 25/2018/NĐ-CP hiện tại không quy định về điều kiện với các đối tượng khi cấp phép nhập khẩu. Các điều kiện với hoạt động in sẽ do cơ quan chuyên ngành kiểm tra. Từ ngày 1/5/2018 nghị định 25/2018/NĐ-CP có hiệu lực đơn vị cấp phép nhập khẩu sẽ không yêu cầu các điều kiện này trong hồ sơ cấp phép nhập khẩu.

Hồ sơ cấp phép nhập khẩu máy in

Hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu máy in được quy định tại điều 28 nghị định 60/2014/NĐ-CP và được sửa đổi bởi nghị định 25/2018/NĐ-CP, hồ sơ cấp phép nhập khẩu như sau:

  • Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu (trên đơn ghi rõ mục đích “sử dụng sản xuất” hoặc “kinh doanh (bán)”) trên đơn có thể ghi nhiều máy trên một đơn xin cấp phép
  • Catalogue của từng loại thiết bị in theo đơn xin cấp phép nhập khẩu máy in
    Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc

Thủ tục nhập khẩu máy in tại cơ quan Hải quan

Sau khi được cấp giấy phép, bạn nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục là có thể thông quan cho lô hàng nhé.

Khi làm thủ tục thông quan, ngoài xuất trình giấy phép nhập khẩu bạn cần có sẵn những chứng từ theo quy định của Hải quan như:

  • Hợp đồng mua bán,
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice),
  • Bản kê hàng hóa (Packing list),
  • Vận đơn (Bill of Lading),
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin) v.v…

Những công việc chính trong bước này gồm: lên và truyền tờ khai hải quan, nộp hồ sơ hải quan, nộp thuế nhập khẩu, kiểm hóa (nếu luồng đỏ)…

Cấp phép nhập khẩu máy in trực tuyến

Hiện tại, ngoài việc nộp hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu máy in có thể thực hiện song song bằng cách nộp bản giấy tại Cục Xuất Bản hoặc gửi hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu online qua cổng thông tin hải quan một cửa https://vnsw.gov.vn. Việc gửi hồ sơ có thể thực hiện qua mạng nhưng việc cấp giấy phép vẫn dùng bản giấy. Do vậy doanh nghiệp lưu ý trong quá trình thực hiện hồ sơ. Theo công văn 6925/TCHQ-CNTT tổng cục HQ đã yêu cầu không bắt buộc phải xuất trình bản giấy. Nhưng do hiện tại CXB chưa cấp bản điện tử nên doanh nghiệp vẫn nhận kết quả là bản giấy bình thường.

3 bước để xin giấy phép nhập khẩu máy in

1. Kiểm tra xem máy in có thuộc đối tượng cấp phép hay không?

Kiểm tra xem máy của mình có cần xin giấy phép hay không là bước quan trọng nhất. Đơn giản vì nếu máy in không thuộc trường hợp xin giấy phép chỉ không cần xem tiếp các bước sau. Các thông tin cần hỏi khách hàng (hoặc bên bán) về máy in bao gồm:

  • Công nghệ in, khổ in, tốc độ in, số màu, có photocopy không?
  • Mã HS của máy

Mã HS thường do bên nhập khẩu áp, nên việc áp mã HS có thể áp sai. Do vậy việc xác định công nghệ in của máy là quan trọng nhất vì việc máy in có thuộc đối tượng phải xin giấy phép hay không phụ thuộc vào yếu tố này. Ngoài ra, còn các thông tin như khổ in, tốc độ in áp dụng với các máy in phun kỹ thuật số. Với các thông tin này khách hàng có đủ cơ sở để xác định máy có thuộc đối tượng phải cấp phép hay không? Nếu thuộc đối tượng phải cấp phép thì sẽ chuyển sang bước 2

2. Chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép nhập khẩu máy in

Chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép nhập khẩu là bước quan trọng nhất trong quy trình xin giấy phép nhập khẩu máy in. Tại bước này, chỉ cần sai một thống số nhỏ việc xin giấy phép nhập khẩu cho máy in sẽ trở lên vô nghĩa nếu thông số trên giấy phép khác với thông số thực tế của máy. Các thông tin khách hàng thường xuyên nhầm lẫn khi thực hiện thủ tục xin giấy phép của Legal Art ví dụ gồm:

  • Sai model máy, model máy trên catalogue khác với model trên đơn đề nghị nhập khẩu. Một số loại máy in có model riêng nhưng sẽ có các option khác nhau về số màu và in trên biển đồng
  • Sai số series máy, series máy là một trong các thông tin để xác định chính xác máy. Đối với 1 loại model máy thì thường có nhiều số series khác nhau. Thông tin này cần hỏi bên bán hoặc nhà cung cấp để việc xin giấy phép nhập khẩu máy in và thông quan được thông suốt. Đặc biệt lưu ý với các máy “tàu” đặt theo yêu cầu thường không có series, trường hợp này khách hàng cần liên hệ với nhà sản xuất để đóng series hoặc “xử lý” hải quan để dán số series khi mở container.

Trên đây là hai thông tin thường sai sót khi xin cấp phép. Ngoài ra các thông tin như máy cũ, mới hay tên máy… cũng rất cần được chú ý để đảm bảo không sai sót. Tiếp theo sau thông tin về máy là thông tin về catalogue của máy in. Trên catalogue bắt buộc thể hiện tên hãng, hình ảnh máy và thông số kỹ thuật của máy. Đối với catalogue khách hàng nên xin ngay tại nhà cung cấp hoặc tải “trên mạng” nếu đúng catalogue do nhà cung cấp lưu hành. Với các máy cũ không còn catalogue thì sao? Như đã nói ở trên catalogue phải đáp ứng 3 yếu tố: tên hãng, hình ảnh máy, thông số kỹ thuật.

3. Hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu máy in

Sau khi hoàn thành 2 bước ở trên chắc hẳn các bạn sẽ có đầy đủ các thông tin để làm hồ sơ nhập khẩu. Lúc này chúng ta sẽ hoàn thiện và gửi hồ sơ.

Một số vấn đề khi xin giấy phép nhập khẩu máy in

Xin giấy phép nhập khẩu máy in ở đâu?

Đơn vị duy nhất cấp GPNK máy in là Cục xuất bản, in và phát hành (theo thông tư 25/2018/TT-BTTTT) tại địa chỉ: Số 10 Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn, Kiếm Hà Nội.

Giấy phép nhập khẩu máy in có giá trị bao lâu

Giấy phép nhập khẩu thiết bị in có giá trị đến khi thực hiện xong thủ tục thông quan; GPNK máy in được cấp cho từng máy cụ thể (theo cả số model và số Seri máy). Vì vậy không thể sử dụng lại giấy phép này cho những thiết bị cùng loại cho các lô hàng khác nhau.

Có thể xin nhiều máy in trong một giấy phép không?

Có thể xin nhiều máy in, loại máy in trong cùng một giấy phép nhập khẩu. Việc quản lý máy in theo số series do vậy khi xin cho nhiều lô hàng khác nhau cần xác định chính xác số định danh của máy dự định xin

Thời gian thực hiện cấp phép nhập khẩu máy in

Theo quy định thời gian cấp phép là 5 ngày làm việc. Thời gian này không bao gồm thứ 7, chủ nhật và ngày lễ theo quy định pháp luật
Liên hệ Ms Huyền Như Asc Trans – 0368907239
error: Content is protected !!