CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI CÔNG BỐ MỸ PHẨM
Trong số các thủ tục pháp lý mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện khi tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, công bố mỹ phẩm được đánh giá là phức tạp nhất. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi để được cơ quan nhà nước cấp giấy phép công bố sản phẩm mỹ phẩm, doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau.
Tuy nhiên, vì đây là một thủ tục khó, nên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp thường mắc phải các lỗi thương gặp khi công bố mỹ phẩm. Để giúp tổ chức hiểu và trách mắc phải các lỗi này, Luật Hoàng Phi sẽ đề cập thật chi tiết như sau:
Thứ nhất: Xác định không đúng thời điểm thực hiện công bố mỹ phẩm
– Công bố mỹ phẩm phải tiến hành trước khi mỹ phẩm lưu thông trên thị trường. Doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm phải được cấp số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm trước khi đưa mỹ phẩm ra thị trường tiêu thụ. Thông thường, trong ba ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp số tiếp nhận cho chủ thể công bố.
– Trường hợp hồ sơ công bố mỹ phẩm sai sót, trong năm ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền từ chối bằng văn bản đề nghị sửa đổi bổ sung hồ sơ. – – – Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, mọi người nên tính toán để sớm thực hiện thủ tục, đồng thời được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa mỹ phẩm tới tay người tiêu dùng.
Thứ hai: Chuẩn bị sai, thiếu hồ sơ công bố mỹ phẩm
Hồ sơ công bố mỹ phẩm phải đảm bảo các thành phần tối thiểu như sau:
– Phiếu công bố mỹ phẩm: gồm 02 bản giấy theo mẫu 01-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT, điền theo hướng dẫn tại mẫu 02-MP, kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm);
– Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho chủ thể công bố: bản chính hoặc bản sao chứng thực, trường hợp mỹ phẩm nhập khẩu đòi hỏi bản sao chứng thực hợp lệ, được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (chỉ trong trường hợp mỹ phẩm nhập khẩu) còn thời hạn do nước sở tại cấp hoặc nếu không ghi rõ thời hạn thì được cấp trong 24 tháng, được chứng thực hợp lệ và được hợp pháp hóa lãnh sự.
Lưu ý: Các yêu cầu đối với mỗi thành phần hồ sơ tổ chức, doanh nghiệp xem cụ thể tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT.
Thứ ba: Không xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Không có một cơ quan thống nhất giải quyết toàn bộ các trường hợp công bố mỹ phẩm mà theo quy định hiện nay, Cục Quản lý dược, Sở y tế và Ban quản lý khu thương mại công nghiệp là các chủ thể có thẩm quyền giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp xin giấy phép công bố sản phẩm mỹ phẩm. Cụ thể, thẩm quyền được phân định như sau:
– Công bố mỹ phẩm nhập khẩu hoặc đưa mỹ phẩm từ một số khu thương mại công nghiệp vào thị trường nội địa: Nộp hồ sơ tại Cục Quản lý dược của Bộ Y tế;
– Công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước: Nộp hồ sơ tại Sở Y tế nơi có nhà máy sản xuất mỹ phẩm;
– Công bố mỹ phẩm mà mỹ phẩm được lưu thông trong phạm vi Khu thương mại công nghiệp Mộc Bài, Lao Bảo: nộp hồ sơ tại Ban quản lý khu kinh tế.