Mức thuế VAT đối với trang thiết bị, dụng cụ y tế là 5% hay 10%?

Trang thiết bị y tế từng loại có thuế VAT là bao nhiêu? Loại trang thiết bị y tế không chịu thuế GTGT? Điều kiện áp dụng thuế VAT với từng loại TTBYT

Sau một thời gian công văn qua lại về vấn đề thuế đối với TTBYT là 5% hay 10% Mới đây, Tổng cục Hải quan đã có văn bản về mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho doanh nghiệp đối với thiết bị, dụng cụ y tế.

Cụ thể, từ ngày 01/08/2021 thông tư 43/2021/TT-BTC sửa đổi khoản 11 điều 10 (Thông tư số 219/2013/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC) như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 11 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính) như sau:

“11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ y tế: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế.”

  1. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ y tế: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai;
  2. Các dụng cụ, thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế
  3. Trang thiết bị y tế theo phụ lục tại thông tư 14/2018/TT-BYT văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
  4. Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế

Loại trang thiết bị y tế không chịu thuế GTGT?

Một số loại TTBYT không chịu thuế

Theo quy định tại khoản 24 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

  1. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.

 

Các anh/ chị cần tư vấn về dịch vụ nhập khẩu, hải quan và đăng ký giấp phép chuyên ngành Thiết Bị Y Tế, xin vui lòng liên hệ.

Mr. Khanh- 0984101111 (zalo/tel/phone)

☎️ Hotline: 0984101111
📬 Email: khanhnc@asctrans.com.vn

🏢 Địa chỉ: Tòa nhà Hà Đô Park View , Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

—————————————————————————————————————————————————–

ASC TRANS- HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỂM TIN

error: Content is protected !!