VẬN ĐƠN GỐC (ORIGINAL BILL)

VẬN ĐƠN GỐC (ORIGINAL BILL)

Bill gốc ( original Bill) : là Bill cho hãng tàu hoặc forwader phát hành. Trên Bill Phải là bản có chữ ký bằng tay của người phát hành vận đơn(manually signed), đây cũng là điều quan trong nhất để phân biết đó là vận đơn gốc hay không. Thông thường vận đơn gốc được đóng đấu hay có chữ Original.

– Vận đơn được in hoặc in sẵn hoặc đóng dấu chữ “Original” lên mặt trước của vận đơn.

– Mặt sau vận đơn báo giờ cũng có in các điều kiện và các điều khoản của vận đơn (nhiêu kiểu điều khoản của hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và người vận tải, theo luật pháp, công ước quốc tế).

– Thông thường thì người ta phát hành 1 bộ vận đơn bao gồm 03 bản Original. Số lương bản gốc cũng được thể hiện trên Bill, ở ô “No. of Original Bill of Lading” (số lượng bản Vận đơn gốc). Shipper muốn lấy bao nhiêu bản thì phải yêu cầu hãng tàu làm – thể hiện trong SI mà shipper gửi cho hãng tàu.

– Có thể nhiều hơn 03 bản gốc, các bản này giống nhau cả về hình thức lẫn nội dung nhưng cũng có nhiều hãng tàu, forwarder muốn phân biệt một cách rõ ràng hơn học có thể in vào vận đơn các chữ như ” First Original”, “Second Original” và ” Third Original”, trong khi đó một số hãng khác thì lại điền là ” Original “, ” Duplicate ” và sau đó là “Triplicate” tương tự với tiếng Việt là ” Vận đơn bản gốc 1″. “Vận đơn bảng gốc 2” và cuối cùng là “Vận đơn bảng gốc 3” và tất cả đều có giá trị pháp lý như nhau.

– Đặc điểm của loại Bill này: Khi hãng tàu phát hàng cho người gửi hàng, thì người gửi hàng phải gửi nó sang cho người nhận hàng ở nước ngoài. Khi hàng tới cảng đích, người nhận hàng nhận được thông báo hàng đến rồi nhưng phải mang theo Vận đơn gốc trên đến văn phòng hãng tàu mới đổi được lệnh và lấy được hàng, mang bản copy cũng k được. 

– Ưu điểm: Người ta thướng sử dụng loại Bill này khi người mua và bán lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế là LC; Hoặc khi người mua và bán không tin tưởng nhau; mới làm ăn với nhau.

– Nhược điểm: Nếu với các tuyên hành trình dài ngày thì không sao, vì tàu đi. Shipper lấy Bill về gửi sang cho người nhận bằng đường chuyển phát nhanh thì Consignee sẽ nhận được Bill trước khi hàng đến …>>> OK. Nhưng với các tuyến ngắn thì có khi hàng đến cảng đích rồi mà Consignee vẫn chưa nhận được vận đơn để đi lấy hàng, hoặc lâu quá mới co Bill để đi lấy hàng thi lại bị phạt phí DEM or Storage — phí lưu bãi tại cảng đến.

error: Content is protected !!