PHÂN TÍCH PHÂN LOẠI MẶT HÀNG “THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE”

PHÂN TÍCH PHÂN LOẠI MẶT HÀNG “THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE”

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định tại Điều 26 “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”;

Căn cứ Nghị Định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định tại khoản 2, điều 16 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015: “Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.;

Căn cứ Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngàỵ 01/7/2015 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ nội dung nhóm 21.06“Các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác”

Tham khảo Chú giải nội dung chú giải chi tiết HS 2012 nhóm 21.06:

“Nhóm này có thể kể đến:

Các chế phẩm hỗn hợp có hoặc không có cồn (không dựa trên các chất thơm) loại được sử dụng để sản xuất các loại đồ uống có hoặc không có cồn. Các chế phẩm này thu được bằng cách cho thêm vào chiết xuất thực vật thuộc nhóm 13.02 một số chất như: axit lactic, axit tartric, axit citric, axit phosphoric, các chất bảo quản, các chất làm bông, nước quả …. các chế phẩm này có chứa (toàn bộ hoặc một phần) hương liệu mang lại đặc trưng cho một loại đồ uống nào đó. Vì thế, đồ uống thường có thể thu được bằng cách đơn giản là hoà tan chế phẩm đó vào nước, rượu vang hoặc cồn thêm hoặc không thêm ví dụ: đường hoặc khí carbon dioxyde. Một số trong các chế phẩm trên được chế biến riêng để sử dụng trong gia đình; chúng cũng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp để tránh việc vận chuyển một cách vô ích một lượng lớn nước, cồn… Như đã trình bày, các chế phẩm này không thể sử dụng trực tiếp làm đồ uống được và vì vậy có thể được phân biệt với các loại đồ uống thuộc chương 22.

Nhóm này không bao gồm các chế phẩm được dùng để sản xuất đồ uống, dựa trên một hoặc một số chất thơm (nhóm 33.02).

(14) Các sản phẩm bao gồm hỗn hợp giữa một số loại cây hoặc các phần của cây (kể cả hạt hoặc quả) của các loại khác nhau hoặc bao gồm một số loại cây hoặc các thành phần của cây (kể cả hạt hoặc quả) của một loại hoặc nhiều loại khác nhau với một số chất khác như một hoặc nhiều loại chiết xuất từ cây, không sử dụng làm thực phẩm được ngay nhưng là những loại được sử dụng để chế biến một số loại dịch thảo dược hoặc trà thảo dược, (ví dụ, những loại có tính năng nhuận tràng, xổ, thuốc lợi tiểu hoặc tống hơi), kể cả loại được xem như có thể làm dịu một số chứng đau hoặc góp phần làm cơ thể khỏe mạnh, dễ chịu.

Tuy nhiên nhóm này không bao gồm các sản phẩm mà mỗi lần pha hãm là một liều chữa trị hoặc phòng ngừa bệnh có chứa một thành phần hoạt tính chuyên trị một bệnh nào đó (thuộc nhóm 30.03 hoặc 30.04).

Cũng loại trừ khỏi nhóm này là các sản phẩm thuộc loại xếp vào nhóm 08.13 hoặc của Chương 9.

(15) Các hỗn hợp bao gồm cây, các thành phần của cây, hạt hoặc quả (để nguyên, cắt miếng, nghiền vụn hoặc thành bột) của các loài thuộc các chương khác nhau (thí dụ: chương 7,9,11,12) hoặc bao gồm nhiều loài khác nhau của nhóm 12.11 không được dùng để ăn ngay mà để tạo hương liệu cho đồ uống hoặc để chiết xuất dùng trong sản xuất đồ uống

Tuy nhiên, các sản phẩm của loại này mà đặc tính cơ bản của chúng được mang lại bởi các loại thuộc chương 9 thì bị loại trừ (chương 9).

(16) Các chế phẩm có tên gọi là: thực phẩm bảo vệ sức khỏe (food supplement) dựa trên chiết xuất cây, chất cô đặc của quả, mật ong, fructoza… và có chứa vitamin và đôi khi có thêm một lượng rất nhỏ hỗn hợp chất sắt. Các chế phẩm này thường được đóng gói và ngoài bao gói có ghi là chúng được dùng để giữ sức khoẻ. Các sản phẩm tương tự được dùng để phòng hoặc chữa bệnh bị loại trừ nhóm 30.03 hoặc 30.04).

Căn cứ nội dung nhóm 22.02: “Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước ép hoa quả hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09”,

Tham khảo Chú giải nội dung chi tiết HS 2012 nhóm 22.02:

“Nhóm này bao gồm các loại đồ uống không chứa cồn, như định nghĩa trong chú giải 3 của Chương này, không được phân loại vào các nhóm khác, đặc biệt là các nhóm 20.09 hoặc 22.01.

(A) Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hoặc đã pha hương liệu.

Được xếp vào nhóm này chủ yếu là: 

(1) Các loại nước khoáng (tự nhiên hoặc nhân tạo) đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hoặc hương liệu.

(2) Các loại đồ uống như: nước chanh, nước cola, đồ uống có hương cam, chanh là các loại nước uống thông thường, có hoặc không có pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác, được gây hương bằng nước ép hoặc tinh dầu quả hoặc bằng các chiết xuất hỗn hợp, đôi khi có pha thêm axit tartaric và axit citric. Các loại nước này thường được cho thêm khí dioxyde carbon để có ga. Chúng được trình bày phần nhiều ở dạng đóng chai hoặc trong các loại hộp kín.

(B) Các loại đồ uống không chứa cồn khác, trừ nước quả ép và nước rau ép thuộc nhóm 20.09.

Được xếp vào nhóm này chủ yếu là :

(1) Mật hoa liễu bách được chế biến thành đồ uống sau khi cho thêm nước, đường hoặc chất làm ngọt khác rồi lọc kĩ.

error: Content is protected !!